Sử dụng máy toàn đạc trong xây dựng

Máy toàn đạc là thiết bị quang học điện tử đa năng không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa, thi công các công trình xây dựng như đo góc, khoảng cách, tọa độ và xử lý dữ liệu. Để nắm được cách sử dụng máy toàn đạc trong xây dựng, hãy cùng Địa Long tìm hiểu ngay dưới đây nhé.


I. Chức năng của máy toàn đạc 

  • Đo khoảng cách: Giúp xác định khoảng cách xa nhau giữa 2 điểm cách nhau bởi con sông,….  mà phương pháp đo đạc truyền thống không kiểm tra được. 
  • Đo cao độ được ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp,….
  • Đo góc: bao gồm cả góc đứng và góc bằng 
                     + Góc đứng: Để tính toán sự chênh cao giữa các điểm, từ đó tính toán cao độ các điểm đo
                     + Góc bằng: Dùng để bóp ke, bẻ góc vuông hoặc góc bất kì 
  • Đo tim trục
  • Đo đường chuyền: Đo đạc, tính toán và hiệu chỉnh đường chuyển. Trong đường truyền ta kết hợp đo góc, khoảng cách.
  • Chuyển mốc tọa độ về công trình: ta có thể chuyền mốc tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dựng một hệ thống lưới cao độ, tọa độ khống chế cho công trình mà không làm sai lệch tọa độ, thuận lợi hơn cho quá trình thi công.
  • Đo khảo sát địa hình: Đây là chương trình đo chi tiết thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính và địa hình.
  • Đo tính diện tích: bao gồm diện tích phẳng và diện tích nghiêng
  • Đo độ cao của điểm mà không thể với tới: Chương trình này dùng để xác định cao độ của điểm không tiếp cận được như cầu, tòa nhà, cây cối
Chức năng của máy toàn đạc
 

II. Ứng dụng của máy toàn đạc trong xây dựng

Hiểu được các chương trình đo đạc của máy toàn đạc chúng ta có thể dùng nó để áp dụng vào các lĩnh vực sau: 
  • Đo đạc công trình thủy lợi, công trình giao thông
  • Dùng để đo đạc cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp: như dùng để định vị tim cọc để ép cọc, định vị tim trục để xây tường……. chuyển điểm thiết kế ra thực địa ở thiết kế bố trí.
  • Đo đạc khảo sát địa chính, địa hình ….… để thành lập bản đồ.
Ứng dụng của máy toàn đạc trong xây dựng
 

III. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản máy toàn đạc hiệu quả

Máy toàn đạc sử dụng chủ yếu ngoài công trình nên tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, mưa gió. Chính vì vậy, chúng ta luôn có những cách cụ thể để bảo quản, giữ gìn máy đúng cách giúp làm tăng tuổi thọ cho máy. Bạn có thể tuân thủ những hướng dẫn sau đây nhé: 
  • Bảo quản máy ở những nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh để máy ẩm ướt và bụi bẩn 
  • Khi gặp trời mưa hay thời tiết ẩm cần lau chùi kĩ bằng khăn mềm hoặc vải khô, làm khô máy trước khi cho vào thùng đựng máy
  • Khi không sử dụng người dùng nên bảo quản máy trong hộp chống sốc đi kèm của nhà sản xuất
  • Nên kiểm tra, kiểm định máy định kì 6 tháng 1 lần để đảm bảo độ chính xác cho máy
  • Nên sử dụng phụ kiện chính hãng đặc biệt là pin sạc. Sạc pin đầy trước khi sử dụng, tránh để cạn pin rồi mới mang đi sạc
Hướng dẫn sử dụng, bảo quản máy toàn đạc hiệu quả

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về kĩ thuật, vui lòng liên hệ với Địa Long theo thông tin sau để để hỗ trợ: 
MIỀN NAM:  17A/8 đường 22, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline:  0909.268.112
MIỀN TRUNG: 66 Xuân Đán 2, P. Xuân Hà, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0902. 548.838
Trân trọng cảm ơn!!!
Tin khác