Phân loại các máy bộ đàm hiện nay trên thị trường

I. Có kiến thức phân loại máy bộ đàm để lựa mua được sản phẩm phù hợp

  • Bộ đàm không còn xa lạ đối với mọi người, bởi công dụng hữu ích tuyệt vời của nó mang lại. Đối với phần lớn khách hàng, việc mua bộ đàm chủ yếu dựa trên giá thành. Tuy nhiên máy bộ đàm là loại thiết bị liên lạc chuyên dùng, nếu chỉ dựa trên yếu tố giá để quyết định chọn mua là chưa hợp lý. Bởi vì với cùng một số tiền bỏ ra nhưng người sử dụng vẫn có thể mua được những sản phẩm chất lượng cao, tính năng tương tự, có tuổi thọ và độ bền sử dụng ổn định, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động công việc. Khi chọn mua máy bộ đàm, người dùng nên căn cứ theo nhu cầu sử dụng và điều kiện môi trường.
  • Trên thị trường hiện nay rất đa dạng các dòng sản phẩm máy bộ đàm. Với đủ các công nghệ ứng dụng khác nhau. Trong bài viết này bộ đàm Địa Long sẽ đưa ra những cách phân loại bộ đàm chính xác nhất theo nhu cầu, điều kiện của người dùng.
Cách phân loại bộ đàm chính xác nhất theo nhu cầu, điều kiện của người dùng.

Cách phân loại bộ đàm chính xác nhất theo nhu cầu, điều kiện của người dùng.

 

II. Có nhiều cách phân loại máy bộ đàm

Để phân loại máy bộ đàm thì có nhiều tiêu chí: có thể dựa theo tần số hoạt động (VHF, UHF…), theo thương hiệu, có thể dựa theo tính năng cơ động (bộ đàm cầm tay, bộ đàm trạm..), dựa theo lĩnh vực ứng dụng (bộ đàm hàng hải- Marine Transceivers , bộ đàm hàng không- Air Band Transceivers..), dựa theo mức độ kết nối (trung kế và thông thường, đơn vùng và đa vùng), dựa theo công nghệ (Gồm 2 dòng Analog và kỹ thuật số (là xu hướng hiện nay)), theo kích thước, theo giá bán,.... Và trong đó 2 cách phân loại phổ biến nhất là theo thương hiệu và tính năng cơ động


1. Phân loại theo thương hiệu

Các thương hiệu máy bộ đàm phổ biến và thông dụng hiện nay bao gồm: Máy bộ đàm Motorola, máy bộ đàm ICOM, máy bộ đàm Kenwood,…. Đây là các thương hiệu đang được phần lớn các đơn vị, công ty sử dụng và đang được phần lớn các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bộ đàm giới thiệu và chào bán cho khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều model bộ đàm thuộc các thương hiệu khác nhau

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều model bộ đàm thuộc các thương hiệu khác nhau

 

2. Phân loại theo đặc điểm sử dụng của thiết bị (tính năng cơ động)

  • Máy bộ đàm cầm tay: Đây là loại thiết bị phổ biến nhất chính những ưu điểm như nhỏ gọn dễ di chuyển và có thể mang theo bên mình được. Bộ đàm cầm tay thường có công suất 5W và có thể dùng pin sạc được. Bất cứ trong lĩnh vực nào chúng ta cũng gặp hình ảnh những người cầm máy bộ đàm. Như an ninh, thể thao, tổ chức sự kiện…
  • Máy bộ đàm Lưu động: Cái tên của nó đã phần nào nói lên được chức năng. Ưu điểm của máy bộ đàm lưu động là có thể di chuyển ở nhiều nơi mà vẫn có thể liên lạc. Đây là loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như xe Taxi, xe tải, tàu thuyền (Mobile Radio). Dòng bộ đàm thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
  • Trạm cố định: Đây là bộ đàm hiện đại nhất, có thể liên lạc được ở khoảng cách cực xa nên máy bộ đàm trạm đước sử dụng phục vụ các công tác điều hành. Máy có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các Máy bộ đàm Cầm tay và cả Lưu động, Trạm cố định.
Phân loại máy bộ đàm theo tính năng cơ động bao gồm: cầm tay, lưu động và cố định

Phân loại máy bộ đàm theo tính năng cơ động bao gồm: cầm tay, lưu động và cố định

Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách phân loại các máy bộ đàm để tiện cho việc lựa chọn sản phẩm. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng bộ đàm cũng như được tư vấn chi tiết về từng sản phẩm và tính năng sử dụng quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0937 789 112 hoặc xem trực tiếp thông tin chi tiết của từng sản phẩm tại trang web: dodacvienthong.com. Trân trọng!
Tin khác