Tìm hiểu phương pháp đo GPS áp dụng công nghệ đo RTK

Ngày nay, việc quản lý, nắm bắt sự thay đổi của tài nguyên đất là rất quan trọng trong quyết định về kế hoạch sử dụng đất. Trong những năm gần đây, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực khảo sát trắc địa, đem lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các phép đo truyền thống. Bài viết này sẽ giải thích tổng thể cho các bạn về nguyên lý của phương pháp đo RTK.

Với sự đa dạng của các loại máy GPS- GNSS RTK các bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn để có được sản hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc cho mình

Với sự đa dạng của các loại máy GPS- GNSS RTK các bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn để có được sản hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc cho mình

 

I. Đo RTK là gì?

RTK là viết tắt của Real-Time Kinematic ( Đo động thời gian thực) – Là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy thu GPS 2 tần số đặt cố định – gọi là trạm tĩnh ( Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GPS 2 Tần Số đang chuyển động – gọi là trạm động ( Rover Station).

Việc áp dụng công nghệ đo RTK hiện được đánh giá cao về độ chính xác trong quá trình làm việc.

Việc áp dụng công nghệ đo RTK hiện được đánh giá cao về độ chính xác trong quá trình làm việc.

 

II. Ưu/nhược điểm của phương pháp đo RTK

1. Vì sao công nghệ đo GPS RTK được người dùng ưa chuộng?

  • Thời gian thi công được rút ngắn khi sử dụng máy thu GPS so với các phép đo truyền thống hoặc so với phép đo bằng máy toàn đạc điện tử
Với khả năng đo chi tiết ở khoảng cách lớn, trạm máy ít phải di chuyển, nên tốc độ đo nhanh, do chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận điểm đo của người  đo. Với một máy đo, người đo có thể đạt đến con số 600 đến 700 điểm trên một ngày lao động khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng quang đãng, đồng ruộng trống và thời tiết tốt. Giá trị tọa độ của đỉnh thửa được thu trực tiếp tại thực địa không cần phải tính toán nội nghiệp.
  • Tiết kiệm 30-50% nhân lực so với phương pháp đo phổ thông
Nếu khu vực cần đo di chuyển thuận lợi chỉ cần bố trí mỗi tổ đo một người là có thể tiến hành đo. Với một trạm tĩnh có thể làm việc với nhiều trạm động. Không cần đến người đi gương, ghi sổ, vẽ sơ đồ và phát triển trạm máy
  • Thời gian đo được rút ngắn so với phương pháp đo toàn đạc truyền thống.
                              - Do việc đo đạc, lưu số liệu đo một cách tự động nên đã giảm tối đa ảnh hưởng của sai số do người đo đến kết quả đo. Độ tin cậy của số liệu đo được nâng cao cả về định tính (tính chất điểm đo) và định lượng (tọa độ). Việc thu nhập tính chất  điểm đo được tiến hành bằng việc mã hóa điểm đo trực tiếp nên rất cụ thể, ít sai sót. Điều này rất quan trọng khi xử lý số liệu trên phần mềm đo vẽ bản đồ số tự động.
                              - Cụ thể đối với khu đo tỷ lệ 1/2000 với số lượng điểm đo gần 500 điểm, sử dụng phương pháp GPS-RTK chỉ mất 02 ngày với 03 kỹ thuật viên. Cũng tương tự như số lượng điểm trên, nếu sử dụng phương pháp toàn đạc phải mất tới 06 ngày với 03 kỹ thuật viên. Như vậy, qua kiểm chứng thực tế giữa hai phương pháp, có thể kết luận rằng:“Phương pháp đo sử dụng GPS RTK trong đo vẽ bản đồ địa chính, thời gian đo thực địa chỉ bằng 1/3 và nhân lực bằng 1/2 so với phương pháp đo sử dụng máy toàn đạc điện tử”.
                              - Hoàn toàn không cần xử lý số liệu sau khi đo, do kết quả đo mang lại nằm trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000

2. Nhược điểm của phương pháp đo GPS RTK

Nhược điểm duy nhất mà phương pháp đo RTK hiện nay là giá thành đầu tư ban đầu. Trong khi một máy toàn đạc và bộ phụ kiện đủ tiêu chuẩn để đo có giá giao động từ 150- 250 triệu, thì bộ máy GPS 2 Tần Số RTK có giá trị từ 400-600 triệu đồng. Chi phí đầu tư cho thiết bị GPS cao hơn nhưng để cạnh tranh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực và có được các dự án đo đạc lớn thì việc đầu tư trên là cần thiết.

Ưu và nhược điểm của đo GPS bằng phương pháp RTK

Ưu và nhược điểm của đo GPS bằng phương pháp RTK

 

III. Quy định về thông số kỹ thuật khi thực hiện đo RTK trong thực tế

1. Một số lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK

  • Trạm tĩnh phải có độ chính xác từ DC trở lên, trạm tĩnh phải được đặt ở vị trí cao, thông thoáng
  • Khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động không được quá 12km
  • Cả trạm tĩnh và trạm động đều phải được cài đặt tham số để tính toán chuyển từ hệ WGS-84 về hệ tọa độ VN2000 theo quy định của bộ tài nguyên, môi trường ( Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007)

2. Thông số kỹ thuật cần đảm bảo:

  • Số vệ tinh: Svs ≥ 4
  • Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd
  • Sai số vị trí điểm Mp: HRMS ≤ Sai số xác định vị trí góc ranh
  • Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS-RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.

3. Độ chính xác cần đạt tới khi đo RTK

  • Đo tĩnh
                              - Sai số mặt phẳng đạt: 25mm +1ppm Rms
                              - Sai số cao độ đạt: 5mm + 1ppm Rm
  • Đo RTK
                              - Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
                              - Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms



Một số lưu ý khi đặt máy trong khi đo RTK

Đo đạc Địa Long là địa chỉ bán và phân phối trực tiếp các sản phẩm máy GPS- GNSS RTK sử dụng hệ thống CORS Network chất lượng tốt nhất đến với các khách hàng.Tham khảo thêm các sản phẩm và dịch vụ trên website chính thức của công ty: dodacvienthong.com. Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0988 932 779. Trân trọng!

Tin khác