Một số ứng dụng đo của máy kinh vĩ trong trắc địa
Ưu điểm lớn nhất là kinh vĩ là máy có độ chính xác cao có thể đạt đến một giây (góc).
I. Một số chức năng của máy kinh vĩ
- Tính năng hình ảnh và phim: Sau khi chụp ảnh máy sẽ tự gắn thẻ địa lý, bạn cũng có thể chụp ảnh màn hình, phim ảnh và phim toàn màn hình với khả năng zoom kỹ thuật số 2X và 4X. Máy có thể đánh dấu dữ liệu địa lý và ghi chú về hình ảnh và phim để bạn tiện tham khảo sau này.
- Lập bản đồ: Máy kinh vĩ giúp bạn xem vị trí hiện tại trong bản đồ với đầy đủ tiêu chuẩn, truyền hình vệ tinh,…. Ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ đánh dấu bản đồ với những người sử dụng ứng dụng khác thông qua tin nhắn SMS / văn bản và e-mail.
- Theo dõi nhóm của mình: Với việc tùy chọn mua trong ứng dụng máy kinh vĩ này cho phép bạn có thể chia sẻ vị trí với 20 người trên bản đồ kinh vĩ của bạn.
- Tính năng khác của máy kinh vĩ: Máy còn có chế độ tham khảo góc, dữ liệu đăng nhập, thư điện tử xuất file KML, màn hình hiển thị các lớp phần trăm, máy đo xa quang học, và bộ lọc ống kính màu để cải thiện khi sử dụng trong điều kiện trời tối và duy trì tầm nhìn ban đêm.
Trên đây là một số công dụng của máy kinh vỹ
II. Máy kinh vĩ có nhiều chức năng đo tiện lợi phục vụ cho công tác đo đạc của các kĩ sư trắc địa
1. Đo chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực
- Bước 1. Đặt máy trên một điểm trạm đo (dọi tâm, cân bằng sơ bộ, cân bằng chính xác).
- Bước 2. Định hướng: là việc ngắm ống kính về một trạm đo khác và đưa bàn độ ngang về “00”.
- Bước 3. Đo chi tiết: là việc quay máy ngắm đến mia dựng tại các điểm chi tiết (góc ranh, góc đường, góc ngoặt của sông suối…) để thu thập các số liệu về góc và cạnh rồi ghi vào trong sổ đo chi tiết.
2. Đo khoảng cách gián tiếp
Khoảng cách đo được từ máy đến mia người ta gọi là khoảng cách trực tiếp, còn khoảng cách giữa hai mia được gọi là khoảng cách gián tiếp.Giả sử cần đo khoảng cách giữa 2 điểm dựng mia B và C ta làm như sau:
- Đặt máy tại 1 điểm bất kỳ (A) sao cho có thể ngắm đến các điểm dựng mia (B, C).
- Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ máy đến 2 mia ta được cạnh “b và c” như hình vẽ.
- Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:
3. Đo góc gián tiếp
Góc đo được tại điểm đặt máy người ta gọi là góc đo trực tiếp, còn góc xác định được tại các điểm không đặt máy người ta gọi là góc đo gián tiếp. Giả sử cần xác định 2 góc B và C như hình vẽ ta thực hiện như sau:- Đặt máy kinh vĩ tại điểm A, dựng mia tại 2 điểm B và C.
- Ngắm mia dựng tại B và C rồi đo góc “” và đo khoảng cách từ máy đến 2 mia ta được cạnh “b và c” như hình vẽ.
- Tính khoảng cách gián tiếp (a) theo công thức:
- Tính góc B và C theo công thức:
4. Đo, tính tọa độ của một điểm bằng phương pháp điểm dẫn (Cọc phụ)
Giả sử cần tính tọa độ điểm T khi có các số liệu gốc và số liệu đo như hình vẽ ta tiến hành như sau:- Tính góc phương vị tọa độ cho cạnh gốc:
- Tính góc phương vị tọa độ cho cạnh BT:
Theo hình vẽ, góc đo được là góc trái nên ta áp dụng công thức:
- Tính số gia tọa độ của cạnh BT.
- Tính tọa độ cho điểm T:
5. Đo chiều cao công trình
Để xác định chiều cao của một công trình ta làm như sau:- Đặt máy tại một điểm bất kỳ sao cho khi đặt máy trên điểm này có thể nhìn thấy đỉnh và chân công trình.
- Dựng mia ở chân công trình và xác định khoảng cách ngang từ máy đến mia (D).
- Ngắm ống kính lên đỉnh công trình rồi đọc giá trị góc đứng (V1).
- Ngắm ống kính xuống chân công trình rồi đọc giá trị góc đứng (V2).
- Tính chiều cao công trình (H) theo công thức:
H = H1+ H 2
Trong đó: H 1 = D .tg V 1H 2 = D .tg V 2
Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua máy kinh vĩ hãy liên lạc với Địa Long chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trắc địa công trình và là địa chỉ phân phối các loại máy đo đạc đáng tin cậy của nhiều kỹ sư, dự án, công trình trong nhiều năm qua, chúng tôi cam kết sẽ giúp quý khách hàng nhanh chóng tìm thấy chiếc máy kinh vĩ phù hợp với yêu cầu công việc và chi phí dành cho mình. Hotline: 0937 789 112. Trân trọng!
Tin khác
Sản phẩm nổi bật
quảng cáo