Hướng Dẫn Đăng Ký Tần Số Máy Bộ Đàm

0 đánh giá
Liên hệ
  • Mã sản phẩm: Hướng dẫn đăng ký tần số bộ đàm
  • Lượt xem: 1793

 

 
Chính sách bán hàng
 Dịch vụ uy tín: 1 đổi 1 trong vòng 30 ngày

 Hiệu chỉnh máy miễn phí lên đến 24 tháng (Không tính số lần)

 Giao hàng - Hướng dẫn MIỄN PHÍ toàn quốc.

 Giá tốt -  Ổn định - Chiết khấu cao.

Miền Nam: 17A/8 Đường 22, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 0937 789 112
Email: nguyenthang1030@gmail.com
 
Miền Trung: 66 Xuân Đán 2, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Phone : 0988 932 779
 
Miền Bắc: 152 Tổ 22, P.Thượng Thành, Q. Long Biên, Hà Nội.
Phone : 0908 528 593

 

I. Khi mua máy bộ đàm thì người sử dụng cần có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

  • Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: Cho phép người sử dụng được sử dụng một hay nhiều tần số nhất định cho một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện quy định cụ thể về địa điểm, phạm vi được phát sóng và điều kiện kỹ thuật, khai thác (tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, qui ước liên lạc…).
  • Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng băng tần, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện (Theo qui của Cục tần số vô tuyến điện). Việc cần phải xin cấp phép khi sử dụng máy bộ đàm do bộ đàm là thiết bị phát sóng vô tuyến điện. Nếu cá nhân/ tổ chức bị phát hiện sử dụng bộ đàm cầm tay không đăng ký tần số sẽ bị phạt hành chính từ 5 – 50 triệu đồng tuỳ số lượng máy sử dụng
Khi mua máy bộ đàm thì người sử dụng cần có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

Khi mua máy bộ đàm thì người sử dụng cần có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

 

II. Vậy muốn đăng ký giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện nói chung và tần số bộ đàm nói riêng thì cần có những điều kiện gì?

1. Trình tự thực hiện

  • Tổ chức và cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là người  sử dụng) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là hồ sơ cấp phép) theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Người sử dụng gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Tần số vô tuyến điện hoặc các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực hoặc các Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền.
  • Cục Tần số vô tuyến điện thụ lý hồ sơ cấp phép:
                    + Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
                    + Trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của cùng một tổ chức, cá nhân gửi trong vòng 20 ngày làm việc có số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định vượt quá 100 tần số thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Tần số số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản l‎‎ý do và dự kiến thời gian giải quyết (tối đa không quá 6 tháng) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
                    + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
                    + Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt.
                    + Đối với trường hợp phải thay đổi tần số do không xử lý được nhiễu có hại, thời hạn giải quyết cấp giấy phép không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về xử lý nhiễu có hại.
                    + Người sử dụng căn cứ văn bản nhận được từ Cục Tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ, nộp phí theo thông báo, sau đó nhận giấy phép tại nơi thu phí và lệ phí hoặc qua đường bưu điện.

 Thủ tục bắt buộc khi đăng ký tần số bộ đàm

Thủ tục bắt buộc khi đăng ký tần số bộ đàm

2. Cách thức thực hiện

  • Thông qua hệ thống bưu chính, chuyển phát
  • Trụ sở cơ quan hành chính
  • Thông qua thư điện tử

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

  • Hồ sơ cấp mới gồm:
                    + Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
                    + Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);
                    + Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:

                    + Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
                    + Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi).
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

                    + Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
                    + Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu).
  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Mẫu giấy phép đăng ký tần số máy bộ đàm

Mẫu giấy phép đăng ký tần số máy bộ đàm

4. Thời hạn giải quyết

  • 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

  • Cá nhân, Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Tần số vô tuyến điện
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính

7. ​Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

  • Giấy phép

8. Lệ phí

9. Tên mẫu đơn, tờ khai

Bản khai mẫu 1g - Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (Đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động) của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Bản khai khi đăng ký tần số máy bộ đàm

Bản khai khi đăng ký tần số máy bộ đàm

 

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

  • Điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
                    + Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
                    + Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;
                    + Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;
                    + Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
                    + Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
  • Điều kiện gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
                    + Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép tương ứng;
                    + Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày
                    + Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.
  • Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
                    + Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;
                    + Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;
                    + Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật Tần số vô tuyến điện.

 Chi phí khi đăng ký tần số bộ đàm

Chi phí khi đăng ký tần số bộ đàm

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

  • Luật Tần số vô tuyến điện
  • Luật Viễn thông
  • Thông tư số 112/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
  • Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký tần số máy bộ đàm mà Địa Long cung cấp để đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian khi có nhu cầu đăng ký tần số bộ đàm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến SĐT 0937 789 112 hoặc để lại lời nhắn trên khung chat của Wesite: dodacvienthong.com. Trân trọng!

Đọc thêm
Thu gọn

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này!

Viết đánh giá

Sản phẩm khác

quảng cáo

Quảng cáo 1

Quảng cáo 2