Các bước kiểm tra máy bộ đàm khi bị sự cố

I. Những bước cơ bản để kiểm tra máy bộ đàm khi bị sự cố

Máy bộ đàm là một thiết bị dường như không thể thiếu trong các tình huống cấp bách hay những công trình thi công cần sự liên lạc liên tục và ngay lập tức. Máy bộ đàm tốt và bền bỉ đến đâu thì cũng phải có lúc gặp sự cố, khi đó bạn sẽ phải kiểm tra xem nguồn gốc lỗi từ đâu để tìm ra hướng giải quyết và đưa ra cách khắc phục sớm nhất để tiếp tục vận hành công việc.

Phải kiểm tra xem nguyên nhân tại sao máy bộ đàm hư hỏng để tìm ra cách giải quyết hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất

Phải kiểm tra xem nguyên nhân tại sao máy bộ đàm hư hỏng để tìm ra cách giải quyết hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất
 

1. Bước thứ nhất: Tìm ra máy lỗi

Kiểm tra các máy trong hệ thống để tìm ra máy nào bị lỗi, sau đó lấy máy bị lỗi ra để kiểm tra riêng.
  • Kiểm tra có bị chuyển nhầm kênh tần số hay không, đầu nối anten có siết chặt chưa (Tiếp xúc không tốt cũng làm máy thu phát không được), pin còn hay đã hết (nhấn PTT sẽ sáng đèn)
  • Kiểm tra volume: Lỗi này thường xảy ra khi thay đổi ca trực, trực qua đêm. Có thể người trực trước vặn nhỏ hết cỡ volume, người sau vào thay nhìn máy hoạt động nhưng không nghe được.
  • Kiểm tra nguồn sạc: Nguồn cấp điện là bộ phận quan trong của bộ đàm, điện áp để thiết bị hoạt động từ 10.6 đế 15.6 VDC, khi tín hiệu thoại không ổn định, dùng đồng hồ VOM để kiểm tra điện áp nguồn.
  • Khi tín hiệu thoại không tốt, kiểm tra sơ bằng cách dùng hai máy thu phát qua lại với nhau, cự ly từ gần đến xa, nếu máy bình thường liên lạc xa nhưng thử cách này vẫn không đi được có thể máy hư công suất, phần phát, máy nghe không được có thể hư loa, phần thu

Bước thứ 2: Đổi phụ kiện với máy tốt để xem hư máy hay pin

  • Thử đổi pin của máy đang hoạt động tốt vào máy lỗi để xem bị hư máy hay hư pin sau đó đưa ra hướng giải quyết.
  • Nếu hư pin hay kiểm tra xem pin đã mua từ khi nào, thường tuổi thọ pin khoảng 2-3 năm(Niken), 3-4 năm (Lion) nên nếu đã đến hạn đó thì nên đổi pin mới.
Để kiểm tra sơ bộ khi thiết bị có sự cố, người sử dụng nên chú trọng về vấn đề này

Để kiểm tra sơ bộ khi thiết bị có sự cố, người sử dụng nên chú trọng về vấn đề này


 
II. Cụ thể với các trường hợp máy bộ đàm gặp sự cố và cách khắc phục

1. Bộ đàm không nghe được
  • Pin của máy kém: Sau một thời gian dài sử dụng, pin của máy sẽ bị xuống cấp và dẫn đến tình trạng không có tín hiệu khi liên lạc. Bạn cần kiểm tra và nếu được thì nên thay pin mới.
  • Vượt quá cự ly liên lạc cho phép: Bộ đàm chỉ cho phép sử dụng trong một cự ly nhất định, nếu vượt quá giới hạn cự ly cho phép, máy sẽ không thể nghe được. Phạm vị nghe cho phép phụ thuộc vào công suất phát của bộ đàm. Công suất càng lớn thì tần số tín hiệu càng xa, vì thế, khi chọn máy để mua bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình
  • Anten bị gãy hoặc chưa lắp đúng kỹ thuật: Anten chính là bộ phận thu phát sóng cho bộ đàm vì thế nếu chúng không được lắp đặt kỹ hoặc có sự cố trong quá trình sử dụng thì bạn sẽ không thể nghe được âm thanh truyền tới. Vì thế hãy bảo quản anten và đừng cho chúng va đập mạnh.
  • Tần số bộ đàm không đúng tần và đúng kênh: Tần số chính là con đường kết nối các bộ đàm có liên quan với nhau vì thế bạn phải kiểm tra tần số xem có đúng hay chưa để có thể nghe rõ hoặc không bị lẫn quá nhiều tạp âm.

2. Bộ đàm không nói được

  • Bụi bẩn hoặc giấy dán che lấp lỗ thu âm: Bạn cần phải lau sạch và lấy các vật cản đang che lỗ thu âm.
  • Tần số bộ đàm sai: Khi tần số bị sai sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khác như không nghe được, không nói được hay thậm chí là bị rè trong khi liên lạc vì thế cần phải điều chỉnh lại tần số cho phù hợp và duy nhất.
  • Anten máy bị gãy: Trường hợp bị gãy Anten cũng sẽ làm bạn không thể nói được tương tự như trường hợp không nghe được ở trên. Hãy thay mới hoặc kiểm tra lại cách lắp đặt Anten của máy bạn.
  • Phần thu bị hỏng: Đây là rủi ro đáng e ngại nhất bởi chỉ có một cách duy nhất đó là mang chúng ra nơi bảo hành và sửa chữa để khắc phục.
Đó là một số cách khắc phục khi máy bộ đàm không nghe, không nói được
Đó là một số cách khắc phục khi máy bộ đàm không nghe, không nói được

 

3. Bộ đàm bị rè

  • Pin yếu cũng dẫn tới tình trạng bộ đàm bị rè. Để hạn chế rủi ro pin gặp trục trặc, tốt nhất bạn nên lựa chọn các thiết bị bộ đàm cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng để sử dụng lâu bền như: máy bộ đàm motorola gp 3588 plus, bộ đàm icom, …
  • Khoảng cách đạt đến ngưỡng hoặc vượt khỏi ngưỡng: Chỉ nên hoạt động trong khu vực phạm vi tín hiệu, đừng vượt qua nó hay thậm chí chạm đến ngưỡng tối đa vì như thế sóng sẽ bị chậm chờn, hiển nhiên dẫn đến việc rè khó nghe của thiết bị.
  • Anten chưa lắp chặt: Bạn chỉ cần chỉnh sửa lại anten đúng theo quy định nhà sản xuất.

4. Bộ đàm bị hú

Trường hợp này khá phổ biến hiện nay, bạn thường gặp nhất đó là: Cảm biến chức năng SOS bị hỏng (chức năng báo động) hoặc bạn đang ấn chế độ báo động vì thế nên để ý xung quanh bởi các bộ đàm khác.

 Một số nguyên nhân dễ gặp phải nhất khi bạn sử dụng máy bộ đàm bị trục trặc và cách khắc phục

Một số nguyên nhân dễ gặp phải nhất khi bạn sử dụng máy bộ đàm bị trục trặc và cách khắc phục

Trên đây là các nguyên nhân và cách khắc phục máy bộ đàm bị lỗi mà bạn nên biết. Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp cho các bạn tự tin hơn khi giải quyết các hư hỏng gặp phải ở máy bộ đàm. Nếu các lỗi cơ bản này không khắc phục được vui lòng mang thiết bị đến trung tâm sửa chữa bộ đàm uy tín để giải quyết. Hãy liên hệ với chúng tôi để có thể trải nghiệm được những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực thu phát âm thanh. Hotline: 0937 789 112. Trân trọng!
Tin khác